image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Về việc chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2023

UBND huyện ban hành Văn bản số 1838/UBND-NN ngày 24/04/2023, Về việc chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2023.

Hiện nay, diện tích lúa Đông xuân 2022-2023 đã thu hoạch 14.467 ha/19.161,5 ha và nông dân một số xã đã tranh thủ gieo sạ lúa Hè Thu ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân với diện tích trên 1.865 ha. Bên cạnh đó các trà lúa còn lại của vụ Đông Xuân đang vào giai đoạn chín, thu hoạch cho năng suất cao. Nhằm hạn chế sự lây truyền của các đối tượng gây hại từ lúa vụ Đông Xuân và nguy cơ tác động của khô hạn, nắng nóng, đảm bảo sản xuất lúa vụ Hè Thu và Thu Đông 2023 đạt kết quả tốt.

 UBND huyện chỉ đạo như sau:

1. Đối với cây lúa

1.1. Xác định thời vụ gieo sạ

UBND các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch xuống giống lúa Hè Thu hợp lý, đảm bảo thời gian cách ly với vụ Đông Xuân. Cập nhật thường xuyên diễn biến thời tiết, khí tượng thủy văn, nguồn nước, các đối tượng côn trùng vào đèn, đặc biệt là rầy nâu, muỗi hành để bố trí thời vụ xuống giống phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Dự kiến thời vụ xuống giống cụ thể như sau:

- Đợt 1: Từ 15/4-25/4/2023 dương lịch (25/2 âm lịch tháng nhuận- 06/3/2023 âm lịch)

- Đợt 2: Từ 13/5-28/5/2023 dương lịch (24/3-10/4/2023 âm lịch)

- Đợt 3: Từ 10/6-25/6/2023 dương lịch (23/4-08/5/2023 âm lịch)

1.2. Cơ cấu giống

Ưu tiên sản xuất các giống lúa phù hợp với cơ cấu mùa vụ, đề xuất của doanh nghiệp, thương lái thu mua, trong vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Khuyến cáo người dân: Sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ xuống còn từ 80-100 kg/ha để giảm chi phí sản xuất.

2. Đối với cây trồng khác

- Rà soát lại diện tích cây trồng khác tại địa phương, không mở rộng diện tích ngoài vùng đã được quy hoạch sản xuất, nhất là cây sầu riêng, cây mai vàng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tỉa cành, tạo tán, sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, sản xuất an toàn, có chứng nhận để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến người dân biết những vùng có nguy cơ bị hạn, mặn ảnh hưởng; hướng dẫn cụ thể các giải pháp kỹ thuật phòng chống hạn mặn cho cây ăn quả.

- Hướng dẫn nông dân tăng cường dự trữ nước trong các kênh mương, áp dụng các biện pháp tích trữ, chứa nước tối đa trước khi mùa khô tới và áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt, tưới luân phiên) đúng thời điểm và vừa đủ lượng nước và thực hiện phòng chống ngập úng do lũ, triều cường.

3. Phòng Nông nghiệp và PTNT

- Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo, điều tra tình hình sinh vật gây hại, diễn biến diện tích trồng trọt, khuyến cáo kịp thời, hướng dẫn biện pháp phòng trị, hạn chế thấp nhất thiệt hại đến sản xuất.

- Tăng cường theo dõi chặt chẽ chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông, kịp thời cung cấp thông tin cho Trung tâm VHTT và Truyền thanh để tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức đến các cấp chính quyền địa phương và người dân được biết để chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ và tích cực trong việc lấy nước, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Thực hiện tốt việc rà soát các kênh thủy lợi nội đồng để đảm bảo đủ nước phục vụ cho sản xuất, đồng thời thoát nước tốt trong mùa mưa

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sâu rộng đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm và người tiêu dùng, góp phần làm chuyển biến tích cực nhận thức về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

4. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện

- Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao KHKT. Củng cố hệ thống bẫy đèn, đặc biệt là khai thác có hiệu quả bẫy đèn thông minh để theo dõi các đợt rầy nâu di trú, theo dõi tình hình sâu năn; tăng cường kiểm tra đồng ruộng và hướng dẫn kịp thời các biện pháp chăm sóc cây trồng, phòng ngừa, xử lý sinh vật gây hại bằng các hình thức như tập huấn, tọa đàm, phóng sự, tin bài,...

- Hướng dẫn thực hiện đồng bộ các biện pháp diệt chuột như đào, bắt, bẫy chuột và sử dụng thuốc diệt chuột sinh học; hạn chế tối đa việc dùng các loại thuốc, hóa chất độc hại; tuyệt đối không dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, dùng điện và các biện pháp gây nguy hiểm cho người, vật nuôi để diệt chuột.

- Tăng cường công tác phối hợp với các Viện, Trường và cơ quan chuyên môn tập huấn cho nông dân nhất là những đối tượng cây trồng mới như sầu riêng, triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

5. UBND các xã, thị trấn

- Tập trung tổ chức sơ kết sản xuất cây trồng vụ Đông xuân 2022 – 2023, Xây dựng kế hoạch vụ Hè Thu năm 2023. Đồng thời, vận động liên kết mở rộng diện tích sản xuất theo cánh đồng liên kết.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong đó đặc biệt chú trọng các nội dung triển khai cụ thể trong năm 2023. Khuyến cáo phát triển các mô hình sản xuất chất lượng cao, mô hình sản xuất hữu cơ để nâng cao giá trị sản xuất.

- Các xã có diện tích lúa Hè Thu sớm cần tập trung chỉ đạo, tuyên truyền vận động nông dân thường xuyên thăm đồng, theo dõi sát tình hình sinh vật gây hại, phát hiện và phòng trừ kịp thời đặc biệt là sâu năn, rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, không để bộc phát, lây lan sang lúa Hè Thu chính vụ.

- Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sản xuất nông sản an toàn, sản xuất có chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP trên các loại cây trồng.

- Triển khai tuyên truyền sâu rộng các chính sách hỗ trợ xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giúp người sản xuất, kinh doanh nông sản thay đổi cách nghĩ, cách làm, liên kết sản xuất tăng giá trị sản phẩm; hướng đến Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

* Riêng xã Tân Hiệp chú trọng xây dựng, triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa kém hiệu quả, thích hợp với diễn biến nguồn nước và xâm nhập mặn để tăng hiệu quả sử dụng, tăng thu nhập cho bà con nông dân, triển khai thực hiện đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười phục vụ chế biến và xuất khẩu tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025.

6. Đề nghị Hội Nông dân huyện, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, Huyện đoàn

Phối hợp triển khai các nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. Tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân thực hiện gieo sạ lúa tập trung đồng loạt, né rầy theo lịch thời vụ khuyến cáo; tuyên truyền nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả như IPM, "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", công nghệ sinh thái,..; tham gia liên kết sản xuất theo cánh đồng liên kết, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông sản an toàn, theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Trên đây là một số nhiệm vụ quan trọng cần tập trung chỉ đạo, UBND huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan tập trung triển khai thực hiện./.


image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement