image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TĂNG MỨC ĐÓNG, TĂNG QUYỀN LỢI

Từ ngày 01/01/2022, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện tối thiểu tăng, đồng nghĩa với quyền lợi của người tham gia cũng được nâng lên. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ ý nghĩa của vấn đề này nên người lao động còn có tâm lý lo ngại, dẫn đến số người tham gia BHXH tự nguyện trong những tháng gần đây giảm rõ rệt...

Theo đó, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất đã trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ là 297.000 đồng/tháng, tăng 158.400 đồng/tháng so với mức đóng BHXH tự nguyện từ năm 2021 trở về trước (trước đây là 138.600 đồng/tháng). Sự thay đổi này khiến người tham gia cảm thấy lo lắng do lâu nay họ chọn mức đóng thấp cho dễ dành dụm, bây giờ mức đóng cao như hiện nay khiến một số băn khoăn, bởi có người sẽ không có đủ khả năng để đóng tiếp. Mặt khác người lao động tự do trong điều kiện bình thường thì thu nhập đã không ổn định, lúc có, lúc không, nay dịch COVID-19 lại càng khó khăn hơn, giờ mức đóng lại tăng thêm. Tuy nhiên sau khi được tuyên truyền, giải thích nên người tham gia hiểu nên một số tiếp tục tham gia đóng lại để đến khi tuổi già có đồng lương hưu, tự lo cho cuộc sống của mình không phải lệ thuộc gia đình và xã hội.

Cùng với việc tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu từ ngày 01/01/2022, mức tiền Nhà nước hỗ trợ cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ theo quy định. Cụ thể, người tham gia sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng hàng tháng: bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo tương đương 99.000 đồng (trước đây là 46.200 đồng), 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo tương đương 82.500 đồng (trước đây là 38.500 đồng) và 10% đối với các đối tượng khác tương đương 33.000 đồng (trước đây là 15.400 đồng), với thời gian hỗ trợ tối đa là 10 năm cho người tham gia BHXH tự nguyện. Không những vậy, các chế độ BHXH một lần và lương hưu hàng tháng cũng tăng khi tham gia BHXH tự nguyện với mức đóng cao hơn trước.

Hiện nay, người dân băn khoăn về việc tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu do quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng, nên mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu cũng phải tăng theo. Việc tăng mức đóng là cần thiết để bảo đảm cho người lao động khi về già có mức lương hưu cao hơn, đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Tuy vậy, để người lao động yên tâm, ngành BHXH tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng, rõ ràng về quy định mới này thông qua công tác tuyên truyền ở cơ sở bằng nhiều hình thức như : Cổng thông tin điện tử, Hệ thống Truyền thanh, tuyên truyền trực tiếp tại các Hội nghị, qua Mạng xã hội…để người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện.

Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các ngành có liên quan cũng đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm tạo ra bước chuyển đổi mạnh mẽ về chính sách BHXH trên thực tiễn, hướng đến mục tiêu BHXH toàn dân, bảo đảm không có người dân nào rơi dưới sàn an sinh xã hội. Trong đó, tập trung vào những cải cách để tăng tính hấp dẫn, thu hút người lao động tham gia BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng để được hưởng lương hưu. Cụ thể sắp tới sẽ đưa vào sửa đổi, bổ sung Luật BHXH một số nội dung như : bổ sung thêm các chế độ ngắn hạn và giảm thời gian tham gia BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm tiến tới còn 10 năm để người tham gia BHXH tự nguyện được hướng các chế độ nhiều hơn, sớm hơn, bên cạnh đó người tham gia BHXH bắt buộc có điều kiện hưởng lương hưu sớm hơn và hạn chế tình trạng rút BHXH một lần như hiện nay./.

Hình ảnh người lao động nộp hồ sơ hường BHXH 01 lần tại BHXH huyện.jpg

Hình ảnh nhận lương hưu hàng tháng.jpg

Hình ảnh tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT ở xã.jpg

Đỗ Văn Hải-BHXH huyện Thạnh Hóa


Ban biên tập
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement