Điều kiện tự nhiên
Thạnh
Hóa là 1 trong 5 huyện, 01 thị
xã thuộc Đồng Tháp Mười và nằm phía bắc tỉnh Long An, cách thành phố Tân An 32 km về hướng
Bắc theo QL.62, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 80 km về hướng Đông Bắc
theo QL.62-QL.1A và 68 km theo QL.N2. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 46837,28 ha, dân số là 54.778 người. 13.806 hộ (năm 2013).
1. Vị trí địa lý
- Về tọa
độ địa lý,
+ Kinh độ
Đông : 106028’78” - 106058’40”
+ Vĩ độ
Bắc : 10057’59”
- 10081’50”
- Về
ranh giới địa lý hành chính,
+ Phía
Đông giáp huyện Thủ Thừa;
+ Phía
Tây giáp các huyện Tân Thạnh và Mộc Hóa.
+ Phía
Nam giáp huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang;
+ Phía Bắc
và Đông Bắc giáp Campuchia và huyện Đức Huệ;
Toàn huyện
được chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Thạnh Hóa và
các xã Tân Hiệp, Thuận Bình, Thạnh An, Thạnh Phước, Thạnh Phú, Thuận Nghĩa Hòa,
Thủy Tây, Thủy Đông, Tân Tây và Tân Đông.
Trung
tâm huyện đặt tại thị trấn Thạnh Hóa, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, đoàn
thể, trụ sở hành chính quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa cấp
huyện và là trung tâm kinh tế đô thị hàng đầu của huyện.
Về đường bộ, trên địa bàn huyện Thạnh
Hóa có các tuyến giao thông chính yếu kết nối cấp vùng sau:
- Tuyến QL.62 nối liền huyện Thạnh Hóa
với huyện Tân Thạnh và huyện Thủ Thừa với điểm đầu là Cống Bắc Đông và điểm cuối
là Rạch Tân Thạnh, được xem như tuyến trục chính nối liền huyện Thạnh Hóa với
thành phố Tân An
- Tuyến QL.N2 là tuyến giao thông ngắn
nhất từ TP Hồ Chí Minh xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười đi các tỉnh phía Bắc vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Ngoài ra trên địa bàn cũng đang định tuyến QL.N1, là tuyến giao thông kết nối các huyện thị dọc biên giới
Việt Nam - Campuchia.
- Tuyến Vàm Thủ - Bình Hòa Tây (Bắc Vàm Cỏ Tây) đi qua địa bàn nối liền Thủ Thừa và Mộc Hóa.
- Phía Bắc ngoài ranh địa bàn là tuyến ĐT.839 kết nối với thị trấn Đông
Thành (huyện Đức Huệ) và trục đường phía Tây sông Vàm Cỏ Đông, sẽ liên tuyến với
tuyến đường kênh Ma Ren
Về đường thủy, sông Vàm Cỏ Tây được xem
như tuyến giao thông thủy huyết mạch trên địa bàn kết nối với hệ thống các kênh
trục quan trọng như kênh Dương Văn Dương, kênh Bắc Đông, được xem là các tuyến
giao thông thủy quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa huyện Thạnh Hóa với tỉnh
Đồng Tháp, thành phố Tân An và thành phố Hồ Chí Minh, giữa các huyện trong nội
bộ tỉnh.
Về vị trí kinh tế,
- Trước khi tuyến QL.N2 hình
thành, huyện Thạnh Hóa được xem như là cửa ngõ của thành phố Tân An hướng về
vùng Đồng Tháp Mười qua tuyến QL.62.
- Sau
khi tuyến QL.N2 hình thành, huyện Thạnh Hóa được xem như là huyện đầu cầu của
vùng Đồng Tháp Mười hướng về trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những điểm kết nối giao lưu giữa
các huyện thị thuộc tỉnh Long An và tỉnh Đồng Tháp về các khu vực kinh tế năng
động thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các vệ tinh phát trển công nghiệp - đô thị
(Đức Hòa, Bến Lức) thông qua QL.N2 và kênh Dương văn Dương.
Trong tầm
nhìn dài hạn, ngoài 2 tuyến trên, địa bàn huyện Thạnh Hóa còn có nhiều tiềm
năng phát triển giao lưu kinh tế hướng về phía Nam (qua huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang) và hướng về phía bắc (khu vực kinh tế biên giới) dù rằng khả năng
phát triển theo các hướng này ít thuận lợi hơn so với Tân Thạnh, Mộc Hóa và Đức
Huệ.
- Về vị
trí phát triển sản xuất kinh tế, trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long
An, Thạnh Hóa thuộc tiểu vùng IV (gồm Thạnh Hóa, Bắc Thủ Thừa và một phần huyện
Tân Thạnh), nhiệm vụ chủ yếu là phát triển nông lâm ngư nghiệp với sản phẩm chủ
lực là lúa, đay, tràm và nuôi thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên trong tình hình
phát triển kinh tế và thu hút đầu tư sắp tới, một số địa bàn thuộc huyện cũng
có một số khả năng phát triển nhất định về đô thị, công nghiệp và thương mại dịch
vụ.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Khí hậu, thời tiết
Điều kiện
khí hậu của huyện Thạnh Hóa mang đặc điểm khí hậu chung của vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá
lớn và phân bố thành 2 mùa rõ rệt.
- Chế độ nắng: tổng số giờ nắng trung
bình năm vào khoảng 2.765 giờ/năm, trung bình ngày 7,6 giờ nắng và phân hóa
theo mùa. Tổng lượng bức xạ trong năm156,7 Kcal/năm, mùa mưa lượng bức xạ trung
bình vào khoảng 14,3kcal/tháng; mùa khô lượng bức xạ trung bình vào khoảng 11,8
kcal/tháng.
- Lượng mưa trung bình là
1.447,7mm/năm và phân bổ không đều ở các tháng trong năm. Mùa mưa tập trung từ
tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm; các tháng còn lại mưa ít,
lượng mưa chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa trong năm. Chế độ mưa là yếu tố khí hậu
quan trọng có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và mùa vụ trên địa bàn
huyện.
- Nhiệt độ bình quân năm là 27,2oC.
Nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,3oC thường vào tháng 5; tháng 1
có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25oC.
- Lượng bốc hơi trung
bình hàng năm vào khoảng 1.323,6mm/năm chiếm hơn 90% lượng mưa. Lượng bốc hơi
cao nhất là 129,3 mm thường thường vào tháng 2 cao gấp 37 lần lượng mưa
trong tháng.
- Tổng tích ôn cao 9.7860C/năm,
biên độ nhiệt trong năm dao động 4,3oC, biên độ nhiệt ngày đêm dao động
8 -10oC.
- Độ ẩm không khí trung
bình 79% có thay đổi theo mùa và theo diễn biến của chế độ mưa.
- Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước với hướng gió thịnh
hành là Tây Nam; vào mùa khô, gió mùa Đông Bắc mang không khí khô có hướng gió
thịnh hành là Đông Bắc và Đông; chuyển tiếp giữa 2 mùa là gió Đông, gió Tây
Nam.
2.2. Thủy văn
Ngoài 2 dòng chảy chính trên địa bàn là
sông Vàm Cỏ Tây và kênh Dương văn Dương, trong quá trình khai thác địa bàn, đã
hình thành hệ thống các kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 1.340
km, mật độ khá cao (2,86 km/km2)
Các dòng
chảy chính trên địa bàn bao gồm:
-
Sông Vàm Cỏ Tây, chảy theo hướng Tây Nam và kết nối với Sông Vàm Cỏ Đông tại
địa bàn 3 huyện Tân Trụ, Cần Đước và Châu Thành. Đoạn chảy qua địa phận huyện
Thạnh Hóa có chiều dài khoảng 46 km, chiều rộng trung bình khoảng 150 - 200 m,
được xem như tuyến giao thông thủy và là trục cấp nước chính trên địa bàn
- Kênh 61 và kênh Dương Văn Dương: là 2 kênh tạo nguồn nước ngọt chính trên địa bàn huyện, lấy
nước từ sông Tiền.
Hệ thống
các kênh rạch quan trọng khác bao gồm:
- Hệ thống các kênh ngang, bao gồm
các kênh trục chính như: kênh Xáng Thủy Tân, kênh 30-4, kênh 2000 Bắc với tổng
chiều dài khoảng 37km.
- Hệ thống các kênh dọc, bao gồm
các kênh trục chính như: kênh Ma Ren, kênh T6, kênh An Xuyên, kênh Cái Kè với tổng
chiều dài khoảng 39km.
Các kênh
rạch trên vừa là tuyến giao thông thủy, vừa là các trục cấp và tiêu nước chính
trên địa bàn. Ngoài ra còn có hơn 300 kênh nội đồng lớn nhỏ phục vụ cho nhu cầu
tưới, tiêu úng, xả phèn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Do nằm
trong khu vực Đông Bắc của vùng đồng lũ kín Đồng Tháp Mười, huyện Thạnh Hóa chịu
ảnh hưởng ngập lũ hàng năm và chịu ảnh hưởng của 2 dòng lũ: lũ từ sông Tiền và
lũ tràn biên giới Campuchea. Thời kỳ cao điểm ngập lũ chậm hơn và độ ngập thuộc
vào loại trung bình so với toàn vùng Đồng Tháp Mười. Ứng với tần suất 20% (lũ
trung bình),
- Vào cuối
tháng 9, khu vực trung tâm địa bàn huyện bắt đầu ngập 0,25-0,75 m; khu vực phía Bắc, Đông Bắc và Đông Nam chưa
ngập
- Trong
tháng 10, trừ khu vực giáp biên giới Campuchea ngập nông (0,25-0,50 m), toàn địa
bàn đều ngập khoảng 1,00-1,50 mét, khu vực ngập sâu nhất nằm về phía Tây và trung tâm địa bàn.
- Đến
tháng 11, lũ rút dần và độ ngập chỉ còn trong khoảng 0,25-0,50 m tùy vào địa
hình từng khu vực.
Ứng với
tần suất 1% (tương đương lũ năm 2000), ngập lũ đến sớm hơn khoảng 15-20 ngày và
độ ngập tối đa trong khoảng 1,75-2,00 m, trong điều kiện kết cấu hạ tầng còn yếu
kém vào thời kỳ đó, trận lũ năm 2000 đã gây nhiều thiệt hại đáng kể; đồng thời
ngập lũ cũng là tác nhân dẫn đến việc phải phòng hộ và nâng cao mặt bằng các
công trình xây dựng rất tốn kém. Tuy nhiên, các mặt tích cực của ngập lũ là
thau chua rửa phèn, vệ sinh đồng ruộng, bổ sung nguồn lợi thủy sản và một ít
phù sa.
Ngoài yếu tố ngập lũ theo chu kỳ hàng năm, huyện
Thạnh Hóa còn bị ảnh hưởng của chua phèn (khu vực Bắc Đông và những vùng đất mới
khai hoang) từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Do địa hình thấp trũng khó tiêu
thoát nước, khả năng rửa phèn trên các địa bàn này rất chậm.
Vào thời
kỳ mùa kiệt hàng năm (tháng 3-5), đường ranh mặn 4g/l đã theo sông Vàm Cỏ Tây
vượt qua địa bàn theo triều. Trong bối cảnh thay đổi khí hậu toàn cầu, xâm nhập
mặn có khuynh hướng ngày càng gia tăng.
2.3. Địa hình, địa chất
2.3.1. Địa hình
Địa hình địa bàn huyện Thạnh Hóa mang đặc
điểm chung của địa hình vùng Đồng Tháp Mười thấp, trũng và khó thoát nước,
khuynh hướng địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và có thể phân
thành 2 dạng sau:
- Địa hình trung bình: cao độ
từ 0,9 - 1,2 m, chiếm khoảng 4,9% diện tích
đất tự nhiên toàn huyện. Phân bố tập trung tại khu vực tiếp giáp biên giới
Campuchia thuộc địa bàn các xã Tân Hiệp, Thuận Bình và một phần diện tích xã
Tân Đông (khu vực giáp huyện Thủ Thừa).
- Địa hình thấp: cao độ
< 0,9 m chiếm khoảng 95,1% diện tích đất tự nhiên toàn địa bàn. Nơi thấp nhất
có cao độ <0,6 m chiếm khoảng 5,3% tập trung chủ yếu tại các xã Thạnh Phú,
Thuận Nghĩa Hòa và thị trấn Thạnh Hóa.
2.3.2. Địa chất - Địa mạo
Về địa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm
tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có 2 loại trầm
tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocen (phù sa cổ).
Về địa mạo, địa bàn huyện Thạnh Hóa có 2 dạng chính:
- Khu vực dốc tụ triền phù sa cổ: nằm tiếp nối với dãy phù sa cổ từ Campuchia, chiếm diện tích không đáng kể
(5%), chủ yếu tại Tân Hiệp. Đất có địa hình tương đối cao và có khuynh hướng thấp
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam; thành phần cơ giới nhẹ vật liệu chủ yếu là thịt pha cát có sét, không
phèn, tương đối thích ứng cho xây dựng công trình.
- Đồng lũ kín: thuộc khu vực Đông Bắc vùng Đồng Tháp Mười, hình
thành do quá trình phù sa mới bồi tụ trong môi trường biển nông. Dạng địa hình
đặc trưng là trũng thấp, khó tiêu thoát nước và ngập lũ hàng năm, lớp mặt đến độ
sâu 5-50 m là phù sa mới với vật liệu đất chủ yếu là sét có vật liệu sinh phèn
nằm phủ lên lớp phù sa cổ; địa chất công
trình nhìn chung là kém.
3. Đánh giá chung
Về mặt
vị trí và điều kiện tự nhiên huyện Thạnh
Hóa có những lợi thế sau:
- Với
vị trí cửa ngõ vùng Đồng Tháp Mười đối với thành phố Tân An qua QL.62 và trục
sông Vàm Cỏ Tây - kênh Xáng Thủy Tân, Thạnh Hóa được xem như địa bàn vệ tinh và
cánh tay nối dài của thành phố Tân An hướng về vùng Đồng Tháp Mười và có thuận
lợi trong việc tiếp nhận các chuyển giao, đầu tư về công thương nghiệp, dịch vụ
từ thành phố Tân An và cũng là một trong những điểm trung chuyển hướng về đô thị
trung tâm Tân An.
- Với
quá trình hình thành và phát triển của 2 trục giao thông bộ quan trọng cấp vùng (QL.N1, QL.N2) đi qua địa bàn, kết hợp với tuyến
kênh Dương Văn Dương, trong tầm nhìn dài hạn, huyện Thạnh Hóa có vai trò đầu cầu nối liền các tỉnh huyện
khu vực trung tâm và phía Đông vùng Đồng Tháp Mười hướng về trung tâm vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam (thông qua 2 cửa ngõ Tân Thạnh và Đức Hòa), có nhiều tiềm
năng phát triển các điểm trung chuyển - chế biến về nông sản phẩm và thương mại
dịch vụ trong thế giao lưu kinh tế giữa 2 vùng trên.
- Với đường biên giới dài 9 km (6,36%
tổng chiều dài đường biên giới của tỉnh Long An), địa bàn Thạnh Hóa có tiềm
năng phát triển và giao lưu kinh tế khu vực biên giới phía bắc tỉnh Long An, nhất
là sau khi tuyến QL.1A hình thành..
- Quỹ
đất dồi dào, giá đất còn thấp. Tài nguyên đất đai khá đa dạng, nếu được khai
thác và cải tạo tốt thì ngoài việc thích nghi tốt cho phát triển lâm nghiệp và
lúa, địa bàn có nhiều tiềm năng trong phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày
và hình thành các vùng chuyên canh tập trung.
- Hệ
thống sông kênh rạch phong phú, thuận lợi giao thông thủy với nhiều tuyến giao
thông quan trọng (sông Vàm Cỏ tây, kênh Dương văn Dương, kênh Xáng Thủy Tân)
- So
với các huyện thị khác thuộc tỉnh long An, Thạnh Hóa là địa bàn có thảm rừng lớn
nhất, độ đa dạng sinh thái cao hơn và có sinh cảnh đặc trưng thuận lợi cho phát
triển du lịch sinh thái.
Về mặt hạn chế, các đặc điểm vị
trí và điều kiện tự nhiên sau cần lưu ý:
- Địa bàn huyện nằm trong khu vực Đông Bắc vùng Đồng Tháp Mười, thuộc dạng
địa mạo đồng lũ kín, địa hình trũng thấp và khó tiêu thoát nước, thau chua rửa phèn
và thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt
của đại đa số cư dân trên địa bàn.
- Phần lớn địa bàn có cao trình thấp, các đặc tính địa chất công trình
kém gây nhiều khó khăn tốn kém trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và giảm
sức hút đầu tư công thương nghiệp.
- Phần lớn đất đai trong khu vực có độ phì thấp do bị nhiễm phèn và nhiễm
mặn vào mùa khô. Khả năng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp đạt hiệu quả chưa
cao.
- Với sự hình thành của hệ thống kênh mương nội đồng, độ chia cắt của địa
bàn khá cao dẫn đến các yếu tố bất lợi về mặt đầu tư phát triển giao thông bộ.
- Nguồn nước ngầm tầng nông không đạt tiêu
chuẩn chất lượng cho khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt; nguồn nước ngầm tầng
sâu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhưng khai thác còn nhiều hạn chế do giá
thành khai thác cao.